Mỗi IC thường có nhiều chức năng tích hợp, khi thiết kế mạch, khá ít khi chúng ta sử dụng hết các chức năng đó, kéo theo nhiều chân IC không dùng đến. Thường thì các chân (pin) này được để trống (floating), tuy nhiên chúng ta có thể cải thiện hiệu năng và độ ổn định của hệ thống nếu xử lý tốt hơn ở những chân không sử dụng này.
Để tối ưu thiết kế bằng việc xử lý các chân không dùng, trước tiên bạn phải phân biệt rõ IO và các chân Config. Chân IO dùng để nhập/xuất dữ liệu, do đó việc xử lý các IO không sử dụng không ảnh hưởng đến các chức năng của mạch. Các chân config thi ngược lại, việc kéo chân config lên Vdd hoặc xuống GND sẽ làm thay đổi cấu hình hoạt động của IC hoặc Vi điều khiển, do đó bạn phải hiểu rõ mình đang làm gì.
Tham khảo datasheet để có hướng xử lý tốt nhất
Thường thì các nhà sản xuất luôn tính tới chuyện người dùng không dùng hết các chức năng của IC do họ sản xuất, do đó họ thường đề cập chi tiết trong datasheet về hướng xử lý các pin này. Ví dụ hình dưới là đề xuất của Texas Instruments về việc kết nối các pin không dùng đến. Acceptable Practice là phương án có thể chấp nhận được, còn Preferred Practice là phương án tốt hơn.
Xử lý các IO không dùng đến
-
Đặt pin là ngõ vào (input), nối pin vào GND hoặc VCC. Với cách này khi bạn không thể tận dụng pin để phát triển thêm (như câu dây ra ngoài chẳng hạn), muốn sử dụng pin phải layout lại toàn mạch. Đây là một giải pháp tốt cho EMI. Một điểm cộng của phương pháp này là đôi khi bạn có thể cho GND hoặc VCC đi qua Pad của pin này để thoát khỏi gầm của các package QFN hoặc TQFN.
-
Đặt pin là ngõ ra (output), set mức thấp cho pin sau đó nối xuống GND. Đôi khi người ta gọi đây là “virtual ground” giúp cải thiện nối GND cho IC. Đây là giải pháp tốt nhất cho EMI, tuy nhiên bạn không được làm sai quy trình. Ví dụ, bạn đặt Pin là output, nối nó xuống GND sau đó mới set mức thấp (ban đầu là mức cao) thì bạn đã vô tình gây ra ngắn mạch, nhẹ thì hỏng pin, nặng thì cháy cả chip.
~~~ Updating…